Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Tin tức

[Tin tức][twocolumns]

Lễ khởi động dự án

Trong khuôn khổ dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam", ngày 7/10/2022, tại Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS) đã diễn ra Lễ khởi động Dự án với sự có mặt của các đối tác tham gia Dự án và nhà tài trợ phía Hàn Quốc.



Tham dự buổi Lễ khởi động Dự án có đại diện nhà tài trợ phía Hàn Quốc là bà Hwang Kiyoung; các chuyên gia thực hiện dự án bao gồm ông Lee Sung Ho, ông Greg Yoon, bà Ko Dae Wa, ông Park Hyunk, ông Shim Won-bo, ông Ahn Kang-Un, và  ông Yoon Hangdo. Phía Việt Nam, đại diện của Viện Chăn nuôi  (NIAS) bao gồm ông Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi; ông Chu Mạnh Thắng, trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế; ông Phạm Duy Phẩm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương và bà Lê Thu Hà, chuyên viên Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế. Đại diện của Cục Chăn Nuôi (DLP) có bà Nguyễn Quỳnh Hoa đến dự. Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS) - cơ quan chủ trì Dự án có các đại diện là ông Nguyễn Hoàng Đan, phó giám đốc Trung tâm; bà Chu Diễm Hằng, Trưởng phòng Quản lý Cổng thông tin; ông Đỗ Minh Phương và bà Trần Thị Minh Tuyến.


Lễ khởi động Dự án


Buổi lễ Khởi động Dự án cũng là buổi ra mắt các thành viên chính sẽ tham gia thực hiện Dự án. Các chuyên gia Hàn Quốc là những người có kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực như chăn nuôi lợn, thú y, công nghệ nhà kính, công nghệ điều khiển, điện tử, tin học và năng lượng tái tạo. Sau lời khai mạc trọng thể của ông Nguyễn Hoàng Đan, các đại biểu được giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Tin học và Thống kê cũng như những hoạt động diễn ra trong thời gian gần đây do ông Đỗ Minh Phương trình bày. 


Viện Chăn nuôi, đối tác chính của Dự án cũng có bài giới thiệu chức năng nhiệm vụ và những hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong những năm qua. Ông Chu Mạnh Thắng trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế nhấn mạnh sự quan tâm của Viện Chăn nuôi đến việc định hướng và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Những công nghệ mới, hiện đại mà Dự án sẽ trang bị cho Trạm nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp được đánh giá là những công nghệ tiên tiến nhất từ trước đến nay áp dụng tại Việt Nam.


Các chuyên gia phía Hàn Quốc cũng có bài giới thiệu về một số công nghệ sẽ áp dụng cho Dự án. Ông Greg Yoon cho biết, đây là những công nghệ tiên tiến nhất tại Hàn Quốc sẽ được triển khai ở Việt Nam. Một kế hoạch triển khai thực hiện Dự án cũng được phác thảo và giới thiệu cho các đại biểu tham dự hội thảo, trong đó có kế hoạch gần nhất là chuyến khảo sát thực tế tại Tram nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp, Ninh Bình.


Các đại biểu trao đổi kế hoạch thực hiện Dự án


Vào những ngày tiếp theo trong khuôn khổ chuyến làm việc, Ban quản lý Dự án Hàn Quốc sẽ đi thăm Trạm nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp, Ninh Bình. Các chuyên gia Hàn Quốc sẽ tiếp tục ở lại Trạm để điều tra tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi và thiết bị công nghệ của Trạm. Vào ngày 12/10/2022, đoàn chuyên gia Hàn Quốc sẽ có buổi làm việc tại Viện Chăn Nuôi. 


Vào ngày cuối cùng của chuyến công tác, tại Trung tâm Tin học và Thống kê, Lễ ra mắt Ban điều hành Dự án sẽ được tổ chức với sự có mặt của các chuyên gia Dự án Hàn Quốc và Việt Nam, cùng đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một số Cục, Vụ khác trong Bộ. Đây cũng là buổi báo cáo kết quả chuyến công tác vừa qua của các chuyên gia Hàn Quốc, đồng thời thông qua kế hoạch triển khai Dự án trong thời gian sắp tới.


Smart Farm