Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Tin tức

[Tin tức][twocolumns]

Làm việc với Đoàn đánh giá mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc

Ngày 5/11/2024, Đoàn đánh giá mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc (MELD) theo yêu cầu của Cơ quan Giáo dục, Xúc tiến và Dịch vụ Thông tin về Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc (EPIS) đã có buổi làm việc với Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (DTS) về 2 dự án ODA mà DTS đang vận hành.




Trong buổi làm việc MELD, đại diện bởi các thành viên Mr. Kil Dae-Hwan - Chief Consultant, KM Plus Consulting, Prof. Jung Dong-Yul - Professor, Tech University of Korea và Mr. Lee Young-Min - Senior Consultant, KM Plus Consulting. Hai bên đã có các thảo luận về những điểm sáng của 2 dự án, đồng thời cũng chỉ ra những điểm cần khắc phục trong công tác quản lý và vận hành dự án.


Dự án "Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam" (Smart Farm) và "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam" (Smart Barn) được chính phủ Hàn Quốc tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) từ năm 2021, dự kiến kết thúc và bàn giao lại cho phía Việt Nam vào tháng 12/2024.



Trong 2 dự án này, sản phẩm của các dự án đã được phát triển và đánh giá chất lượng cao. Hai hệ thống trang trại thông minh ở Đà Lạt và Ninh Bình được đầu tư với công nghệ xây dựng hiện đại, hệ thống máy móc ứng dụng thiết bị IoT điều khiển từ xa, hệ thống thu nhận và quản lý dữ liệu được điều khiển bởi các máy tính trung tâm đặt tại Trung tâm dữ liệu của Dự án ở Việt Nam. Người dùng có thể dễ dàng thay đổi các thông số môi trường của trang trại từ thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng), và các máy tính cá nhân. Dữ liệu của các dự án được phân tích bằng các phần mềm phân tích dữ liệu chuyên dụng, hỗ trợ các nhà sản xuất nhanh chóng có các thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của trang trại và giảm chi phí đầu vào như giống, vật tư, phân bón, năng lượng và nhân lực.


Hai bên chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục như vấn đề marketing thương hiệu sản phẩm, quảng bá và đưa sản phẩm của các dự án vào những siêu thị lớn, đến tay người dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế từ các nguồn vốn đầu tư. Các vấn đề khác liên quan đến thể chế cũng được bàn bạc, trao đổi, đưa ra định hướng cho chính phủ Việt Nam và chính phủ Hàn Quốc trong thời gian sắp tới nhằm gỡ rối và thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, nâng tầm các sản phẩm nông sản Việt Nam, đưa các sản phẩm này tới các thị trường cao cấp.


Trong giai đoạn tới, chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng các dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Giai đoạn tiếp theo các dự án sẽ khắc phục và củng cố những điểm còn hạn chế, chưa hoàn thiện của các dự án hiện tại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay đông đảo người dùng.

Smart Farm