Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Tin tức

[Tin tức][twocolumns]

Đoàn chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại Trạm Tam Điệp

Ngày 8/10/2022, đoàn chuyên gia Hàn Quốc thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" đã có buổi làm việc tại Trạm nghiên cứu Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp - Ninh Bình. 


Các chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam trong buổi làm việc tại Trạm Tam Điệp, Ninh Bình


Đoàn chuyên gia gồm 7 thành viên thuộc các lĩnh vực khác nhau như chăn nuôi, thú y, công nghệ, điều khiển và thị trường đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Tiến Thông, Trạm trưởng Trạm Tam Điệp cùng các chuyên gia kỹ thuật tại Trạm. Buổi thảo luận xoay quanh các vấn đề về hiện trạng chăn nuôi lợn và công tác nhân giống của Trạm. Bên cạnh đó, đoàn chuyên gia bày tỏ sự quan tâm về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được trang bị tại Trạm. Để có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn về thực trạng sản xuất, phục vụ công tác khảo sát hạ tầng Dự án, đoàn chuyên gia Hàn Quốc sẽ cử 3 chuyên gia ở lại để tiếp tục làm việc trong những ngày tới.


Ông Greg Yoon (phải), Giám đốc Dự án phía Hàn Quốc


Thay mặt đoàn, ông Greg Yoon, giám đốc Dự án phía Hàn Quốc bày tỏ sự vui mừng vì những kết quả đạt được của chuyến công tác, đồng thời cám ơn Trạm Tam Điệp cùng Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (DTS) đã hỗ trợ tích cực cho chuyến công tác của đoàn chuyên gia thành công tốt đẹp.


Ông Nguyễn Tiến Thông trao đổi cùng các chuyên gia Hàn Quốc


Đến ngày 14/10/2022, đoàn chuyên gia Hàn Quốc sẽ có báo cáo kết quả chuyến làm việc tại Việt Nam với DTS và đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong buổi hội thảo ra mắt Ban điều hành Dự án tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp (Ninh Bình) là cơ sở lưu giữ được giống gốc các dòng lợn ngoại có nguồn gen quý với nguồn nhân lực phát triển và có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh theo chuỗi, mỗi năm xuất bán khoảng 4,5 – 6,0 nghìn lợn giống sinh sản và 18-20 nghìn lợn thương phẩm. 

Tại đây, đàn lợn hạt nhân được nuôi dưỡng ở chế độ đặc biệt, cách ly hoàn toàn với nguồn gây bệnh nhờ được bao bọc xung quanh là núi và diện tích trồng dứa, tách biệt với khu dân cư. Với hệ thống chuồng nuôi; thu gom, xử lý chất thải, trong suốt một vòng đời, những cá thể lợn không cần tắm (để cơ thể lợn giảm mất nhiệt làm tiêu tốn năng lượng; giảm chi phí nhân công, đặc biệt là chi phí nước và xử lý chất thải...) nhưng vẫn sạch sẽ.

Để đảm bảo an toàn cho đàn lợn, khách đến làm việc cũng như cán bộ viên chức của trạm sau đợt nghỉ, khi vào trạm phải thay và sử dụng quần áo của trạm, các đồ dùng cá nhân được khử trùng và phải ở cách ly tại khu hành chính 48 tiếng trước khi xuống khu sản xuất. Người chăn nuôi trước khi vào khu sản xuất phải được tắm rửa, thay quần áo, ủng bảo hộ. Trước khi lên khu hành chính cũng sẽ phải tắm rửa, thay quần áo.

Hiện tại, Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp đang nuôi giữ 3.000 lợn con sau cai sữa; 3.000 đầu lợn chờ xuất chuồng và khoảng 600 đầu lợn nái. Để duy trì hoạt động, thức ăn được chế biến và chuyển đến từ các công ty De Heus và Cargill với số lượng 12-14 tấn mỗi ngày. 



Smart Farm