Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Tin tức

[Tin tức][twocolumns]

Các hoạt động của dự án



Dự án Smart Hogs dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2022-2024 với các hoạt động chính sau:


1. Hợp phần 1: Lắp đặt mô hình trình diễn trang trại thông minh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ 

Dự án được triển khai tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp, Ninh Bình:

- Lắp đặt mô hình trang trại thông minh thông qua việc tu sửa chuồng nuôi lợn hiện có để thực hiện nghiên cứu, đào tạo thích ứng với công nghệ vệ sinh tiên tiến phục vụ chăn nuôi lợn sau cai sữa. Khu trang trại kiểu mẫu này sẽ được xây dựng với quy mô 350m² tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp, Ninh Bình trong năm đầu tiên của Dự án.

- Lắp đặt mô hình trang trại thông minh thông qua việc tu sửa chuồng nuôi lợn hiện có để thực hiện nghiên cứu, đào tạo thích ứng với công nghệ vệ sinh tiên tiến phục vụ chăn nuôi cho lợn thịt. Khu trang trại kiểu mẫu sẽ được xây dựng với quy mô 650m² tại cùng địa điểm như trên vào năm thứ hai của Dự án.

- Cung cấp cho hệ thống sản xuất sạch bao gồm thiết bị và lợn giống, vắc xin, bộ dụng cụ, vật liệu chăn nuôi, hệ thống thiết bị hội nghị trực tuyến và đồ bảo hộ cá nhân để ứng phó với Covid-19 tại Viện Chăn nuôi và thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông cho hoạt động của trung tâm dữ liệu tại Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (DTS).


5.2. Hợp phần 2: Phát triển hệ thống phần mềm điều hành




- Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý và giám sát dữ liệu sản xuất tại trang trại chăn nuôi thông minh với ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát và kiểm soát quy trình chăn nuôi, môi trường trang trại, rủi ro dịch bệnh đối với lợn. Hệ thống được lắp đặt tại cả 2 cơ sở Ninh Bình và Hà Nội. 

- Xây dựng và phát triển hệ thống phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu giúp đưa ra quyết định trong sản xuất, quản lý rủi ro trong chăn nuôi và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Hệ thống phần mềm này được lắp đặt lại Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (DTS) và do DTS quản lý. 

- Xây dựng phần mềm thông tin dữ liệu phục vụ mô hình trang trại trên nền tảng web và di động.


5.3. Hợp phần 3: Xây dựng chiến lược/kế hoạch tổng thể quốc gia về trang trại chăn nuôi thông minh 

EPIS và DTS sẽ cùng thiết lập các chính sách/quy hoạch tổng thể về trang trại thông minh của quốc gia. Các chiến lược nhân rộng mô hình sẽ được phát triển trong năm đầu tiên và sau đó sẽ được chỉnh sửa, bổ sung vào năm cuối cùng của dự án.

EPIS cử thêm chuyên gia chịu trách nhiệm về các chính sách nông nghiệp thông minh tham gia hoạt động này. DTS sẽ đề cử các chuyên gia trong nước hợp tác với Chuyên gia tư vấn nước ngoài (PMC) để xây dựng các chính sách/chiến lược quốc gia về trang trại chăn nuôi thông minh.

EPIS/PMC sẽ hỗ trợ cung cấp cho DTS thông tin, tài liệu cần thiết và tham vấn chuyên môn khác cho việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động trang trại thông minh. DTS sẽ cung cấp thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu hợp tác liên quan đến nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.


5.4. Hợp phần 4: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua chuyên gia Hàn Quốc

a. Chuyên gia Hàn Quốc

Chuyên gia Hàn Quốc (06 chuyên gia) được cử sang Việt Nam triển khai Dự án với tổng thời gian là 98 tháng với thông tin về chuyên gia Hàn Quốc với các vị trí như sau:

- Giám đốc Dự án (1): điều hành hoạt động của Văn phòng quản lý Dự án, phối hợp với các cán bộ tư vấn phía Việt Nam, giám sát dự án và làm các báo cáo lên Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam.

- Chuyên gia quản lý và phân phối thiết bị (1): quản lý và giám sát việc xây dựng/lắp đặt các trang trại kiểu mẫu, và xây dựng sổ tay hướng dẫn vận hành trong suốt thời gian thực hiện Dự án.

- Chuyên gia chăn nuôi (1): chịu trách nhiệm về chăn nuôi lợn tại các trang trại thông minh trong thời gian thực hiện Dự án, đồng thời hợp tác với các chuyên gia trong nước để tiến hành chăn nuôi lợn, đào tạo cán bộ địa phương và xây dựng sổ tay hướng dẫn vận hành trong thời gian thực hiện Dự án.

- Chuyên gia thú y (1): bác sĩ thú y có trình độ chuyên môn có khả năng theo dõi sức khỏe đàn lợn bao gồm kiểm tra các triệu chứng động dục và nhiễm trùng, đồng thời giám sát vệ sinh môi trường trại chăn nuôi như các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

- Chuyên gia CNTT (1): chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin trong hệ thống trang trại thông minh phục vụ chăn nuôi lợn, sử dụng dữ liệu và quản lý dữ liệu trong suốt thời gian thực hiện Dự án.


b. Chuyên gia/cán bộ Việt Nam

Nhà tài trợ (thông qua PMC – Đơn vị tư vấn Dự án) sẽ thuê chuyên gia/cán bộ Việt Nam để thực hiện Dự án (sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại). Căn cứ vào kế hoạch chi tiết do PMC đề xuất, DTS sẽ giới thiệu các chuyên gia Việt Nam phù hợp với các vị trí như sau: 

- Chuyên gia về chăn nuôi thông minh (02): Là những chuyên gia có chuyên môn về ứng dụng chăn nuôi và thú y lợn trong điều kiện môi trường chăn nuôi tại Việt Nam, những chuyên gia này sẽ phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia chăn nuôi và thú y Hàn Quốc để thực hiện hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn tại trang trại thông minh, đào tạo cán bộ địa phương, chuyển giao công nghệ, xây dựng và điều hành các hoạt động trong suốt thời gian thực hiện Dự án.

- Cán bộ hành chính dự án (01): Hỗ trợ hoạt động thực hiện Dự án gồm các công việc hỗ trợ hành chính cho chuyên gia nước ngoài, hỗ trợ chuẩn bị các thủ tục giấy tờ cho hoạt động của Dự án, kết nối giữa chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài và Ban quản lý Dự án trong thời gian thực hiện Dự án. 

- Trợ lý dự án (01): hỗ trợ các công việc hành chính và hỗ trợ kỹ thuật (TA) cho cán bộ quản lý Dự án tại Hàn Quốc.


5.5. Hợp phần 5: Đào tạo nâng cao năng lực trong và ngoài nước

a. Hội thảo nước ngoài tại Hàn Quốc (dành cho các cán bộ quản lý Bộ NN & PTNT và/hoặc kỹ thuật viên/công nhân tham gia trực tiếp Dự án)

- Trong từng năm hoạt động dự án, EPIS sẽ mời mười (10) người tham gia trong số các cán bộ thuộc Bộ NN & PTNT Việt Nam, đó là những người trực tiếp tham gia vào ngành chăn nuôi lợn thông minh ở Việt Nam, tham gia về xây dựng chính sách nông nghiệp, sản xuất, phân phối, v.v.; và / hoặc nông dân địa phương đang tham gia Dự án với tư cách là học viên.

- Những người tham gia được mời tham dự hội thảo tập huấn sau đó sẽ xây dựng các chính sách cần thiết để thực hiện dự án và hỗ trợ ra quyết định thực hiện chính sách chăn nuôi lợn thông minh.

- Số lượng học viên không quá mười (10) người / hội thảo.

- Những người tham gia sẽ được lựa chọn và chỉ định bởi DTS, với mười (10) người tham gia mỗi năm trong suốt những năm thực hiện dự án.

- Thời gian của mỗi hội thảo không quá bảy (7) ngày.

- Thời gian của mỗi hội thảo và các cán bộ ứng cử có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh của Dự án.


b. Đào tạo trong nước tại Việt Nam (dành cho nông dân và/hoặc cán bộ trung ương hoặc địa phương) 

Để nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăn nuôi lợn bằng phương pháp chăn nuôi thông minh, việc đào tạo chuyên sâu cho nông dân và/hoặc các nhà nghiên cứu sẽ được thực hiện theo chương trình đào tạo sau đây trong mỗi năm của dự án từ 2022 đến 2024.


i) Chương trình đào tạo chuyên sâu (ngắn hạn)

- Mục tiêu của chương trình đào tạo là nâng cao kiến thức cơ bản của nông dân và/hoặc nhà nghiên cứu về trang trại lợn thông minh thông qua đào tạo lý thuyết và thực hành.

- Số lượng học viên không quá năm mươi (50) người trong chương trình đào tạo.

- Những người tham gia được lựa chọn và chỉ định bởi DTS và/hoặc NIAS.

- Thời gian của khóa đào tạo không quá ba (03) ngày.


ii) Chương trình đào tạo về sản xuất theo chuỗi giá trị (dài hạn)

- Mục tiêu của chương trình đào tạo là nâng cao kiến thức chuyên sâu của nông dân về chăn nuôi lợn thông minh từ quan điểm chuỗi giá trị nông nghiệp.

- Số lượng học viên không quá hai mươi (20) người trong chương trình đào tạo.

- Những người tham gia được lựa chọn và chỉ định bởi DTS và / hoặc NIAS.

- Mỗi nông dân tham gia được hỗ trợ một khoản kinh phí cho việc tham gia hoạt động chăn nuôi lợn thông minh trong thời gian đào tạo theo quy định của Dự án.

- Trợ cấp đào tạo cho nông dân sẽ được phân bổ từ nguồn tài trợ không hoàn lại trong những năm thực hiện dự án.

- Các chi tiết khác và những thay đổi đối với các chương trình đào tạo trong nước phải được thống nhất thông qua tham vấn giữa EPIS và DTS và/hoặc NIAS.

iii) Chương trình đào tạo về phân tích dữ liệu và ứng dụng CNTT trong mô hình nông trại thông minh và thương mại điện tử 

- Mục tiêu của khóa đào tạo là tăng cường ứng dụng CNTT trong mô hình nông trại thông minh và Thương mại điện tử cho cán bộ CNTT ở cấp trung ương và và cấp địa phương.

- Số lượng học viên không quá hai mươi bốn (24) người trong mỗi đợt đào tạo.

- Những người tham gia được lựa chọn và chỉ định bởi DTS và/hoặc NIAS.


5.6. Hợp phần 6: Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chiến lược phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm của Dự án 




PMC và DTS và/hoặc NIAS sẽ cùng xây dựng chiến lược cho phát triển thương hiệu sản phẩm, truyền thông và quảng bá sản phẩm và hoạt động của Dự án. PMC và DTS và/hoặc NIAS sẽ lựa chọn và làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ marketing để xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng bá các hoạt động của Dự án với các nội dung sau: 

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm của Dự án theo quy định, tiêu chuẩn sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao

- Phát triển thương hiệu các sản phẩm có tính cạnh tranh về mức độ an toàn và chất lượng cao được sản xuất từ hệ thống mô hình trang trại thông minh đến thị trường địa phương và xuất khẩu.

- Phát triển các tài liệu quảng bá sản phẩm Dự án

- Hỗ trợ sản phẩm Dự án tham gia các siêu thị, nhà hàng và các sàn giao dịch thương mại điện tử tại địa phương và trung ương. 


5.7. Hợp phần 7: Hỗ trợ trang thiết bị 

Trên cơ sở khảo sát điều kiện hiện có tại Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (DTS), Hà Nội và Trạm Nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trực thuộc Viện Chăn nuôi (NIAS), nhà tài trợ sẽ xây dựng phương án lắp đặt, bố trí các hệ thống mô hình trang trại chăn nuôi khép kín thông minh, văn phòng của Ban quản lý Dự án sao cho phù hợp đảm bảo tính khép kín, an toàn, vệ sinh môi trường lao động. Các thiết bị cấu thành, hệ thống dây chuyền sản xuất được điều chỉnh tùy vào điều kiện thực tế cũng như năng lực của Trạm Nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp. Các thiết bị được nhà tài trợ đảm bảo sản xuất mới và là thiết bị tiên tiến của Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất trang trại thông minh. 

Sau khi mua sắm, hồ sơ kỹ thuật trang thiết bị sẽ được nhà tài trợ cung cấp để triển khai các thủ tục tiếp nhận, xác nhận viện trợ tại Việt Nam. Toàn bộ trang thiết bị dây truyền máy móc sẽ được nhà tài trợ bàn giao cho Chính phủ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (cụ thể là Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi) sau khi kết thúc dự án. 


Smart Farm