Hoạt động dự án

[Hoạt động dự án][bleft]

Thông tin dự án

[Thông tin dự án][bsummary]

Tin tức

[Tin tức][twocolumns]

Giới thiệu dự án Smart Barn

Dự án Smart Barn, tên gọi đầy đủ Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam, là một dự án hợp tác quốc tế về nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD) và Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA).

Kinh phí dự án được chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại theo thể thức hỗ trợ kỹ thuật, kèm theo nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng kinh phí tài trợ là 3.500.000.000 KRW, tương đương khoảng 3,1 triệu USD.

Dự án hướng tới mục tiêu cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng và tăng năng suất và thu nhập cho nông dân thông qua ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị nông sản.




Các hoạt động chính 

- Lắp đặt mô hình trình diễn trang trại thông minh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ: Lắp đặt mô hình trang trại thông minh thông qua việc xây mới và tu sửa chuồng nuôi lợn hiện có để thực hiện nghiên cứu, đào tạo thích ứng với công nghệ vệ sinh tiên tiến phục vụ chăn nuôi lợn sau cai sữa và lợn thịt. 

- Phát triển hệ thống phần mềm điều hành: Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, giám sát và phân tish dữ liệu sản xuất tại trang trại chăn nuôi thông minh với ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát và kiểm soát quy trình chăn nuôi, môi trường trang trại, rủi ro dịch bệnh đối với lợn.

- Xây dựng chiến lược/kế hoạch tổng thể quốc gia về trang trại chăn nuôi thông minh: EPIS và DTS sẽ cùng thiết lập các chính sách/quy hoạch tổng thể về trang trại thông minh của quốc gia. Các chiến lược nhân rộng mô hình sẽ được phát triển trong năm đầu tiên và sau đó sẽ được chỉnh sửa, bổ sung vào năm cuối cùng của dự án. 

- Hỗ trợ kỹ thuật (cử chuyên gia/tư vấn Hàn Quốc) giúp vận hành hệ thống và trang trại thí điểm.

- Xây dựng thương hiệu, xúc tiến truyền thông và quảng bá cho các sản phẩm và hoạt động của dự án: Xây dựng chiến lược cho phát triển thương hiệu sản phẩm, truyền thông và quảng bá sản phẩm và hoạt động của Dự án. PMC và DTS và/hoặc NIAS sẽ lựa chọn và làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ marketing để xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng bá các hoạt động của Dự án.

- Hỗ trợ trang thiết bị: Trên cơ sở khảo sát điều kiện hiện có tại Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (DTS), Hà Nội và Trạm Nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trực thuộc Viện Chăn nuôi (NIAS), nhà tài trợ sẽ xây dựng phương án lắp đặt, bố trí các hệ thống mô hình trang trại chăn nuôi khép kín thông minh, văn phòng của Ban quản lý Dự án.

Thời gian thực hiện: 2022-2024.

Địa điểm: Ninh Bình và Hà Nội, Việt Nam.


Các cơ quan thực hiện

a. Phía Hàn Quốc: Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn (MAFRA) thông qua Cơ quan Giáo dục, Xúc tiến và Dịch vụ Thông tin về Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Hàn Quốc (EPIS). EPIS được MAFRA chỉ định lựa chọn đơn vị Tư vấn Quản lý Dự án Hàn Quốc (sau đây gọi là “PMC”) để thực hiện Dự án.

b. Phía Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) giao Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (DTS) làm chủ dự án. DTS thành lập Ban quản lý Dự án để điều phối và quản lý trực tiếp Dự án.


Smart Farm